Sự khác nhau giữa Brand Marketing & Trade Marketing

0
Tin chuyên ngành Tin tức

Sự khác nhau giữa Brand Marketing & Trade Marketing

Khái niệm Trade Marketing và Brand Marketing không có quá xa lạ với những người làm về marketing, tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa thực sự hiệu đúng về hai khái niệm này. Vậy Trade marketing và Brand Marketing có gì khác nhau?

Khái niệm về Trade Marketing và Brand Marketing

1/ Sự khác nhau giữa Trade Marketing & Brand Marketing

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là một chuỗi các hoạt động được đưa ra với mục đích tổ chức, xây dựng chiến lược ngành hàng và chiến lược thương hiệu trong hệ thống kênh phân phối.

Những chuỗi hoạt động này sẽ được đánh giá bởi đối phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và các khách hàng trọng điểm với mục đích cuối cùng là đạt được các chỉ tiêu về tăng doanh số, thị phần và lợi nhuận không những cho công ty mà còn cho khách hàng.

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là chuỗi hoạt động mục đích quảng bá thương hiệu và nhắm vào người tiêu dùng – consumer, brand marketing sẽ giúp khách hàng hình thành thói quen trong tiềm thức của họ về loại sản phẩm đó của công ty. Để khi có nhu cầu khách hàng sẽ nhớ đến ngay và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu.

Ví dụ khi thấy slogan “Nâng niu bàn chân Việt” thì bạn sẽ nghĩ ngay đến Biti’s, điều đó chứng tỏ brand này trở thành thói quen trong tiềm thức.

2/ Các đối tượng của Trade Marketing

Đối tượng của Trade Marketing chính là shoppers và các đối tác lớn nhỏ trong hệ thống phân phối (khách hàng – Customer).

Tương tác giữa công ty và người tiêu dùng là Brand Marketing, công ty và khách hàng được gọi là Customer Marketing (hoạt động thúc đẩy mua hàng, phân phối, khuyến mãi, giảm giá, thi đua bán hàng,…), các hoạt động giữa khách hàng và người tiêu dùng là Shopper Marketing (thúc đẩy người mua hàng trong cửa hiệu như trưng bày, hoạt náo,…).

Như vậy Trade Marketing sẽ đảm đương 2 nhiệm vụ là Consumer Marketing và Shopper Marketing. Và điểm bán POP (point of purchase) là nơi tập trung các hoạt động tổng thể của marketing dẫn dến quyết định mua hàng cuối cùng.

Có thể tóm tắt sự khác nhau giữa Brand Marketing và Trade Marketing chính là về các hoạt động triển khai.

Brand Marketing thường tập trung vào người tiêu dùng với các hoạt động như quảng cáo, TVC, tổ chức sự kiện, PR, digital…

Trade Marketing sẽ tập trung thực hiện các hoạt động nhắm đến người mua hàng tại điểm bán (Point of Purchase), với các chương trình khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, trưng bày, hoạt náo, hay các hoạt động phát triển ngành hàng tại điểm bán.

Nói cách khác, Brand Marketing sẽ xây dựng các chiến lược để “chiếm” lấy tâm trí người tiêu dùng (Win in Mind). Trong khi Trade Marketing tập trung vào các hoạt động tại điểm bán (Win in Store).

Điểm khác tiếp theo là về đối tượng. Nếu đối tượng chính của Brand Marketing là người tiêu dùng (consumer), thì đối tượng chính của Trade Marketing là người mua hàng (shopper) và các đối tác trong hệ thống phân phối của công ty như nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, hay khách hàng (customer).

Tổng kết

Bài viết được tổng hợp từ các kênh social để giúp các Marketer có thể hiểu đúng hơn về Brand Marketing và Trade Marketing, cũng như ứng dụng và triển khai chính xác cho sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Posts